Dinh dưỡng cho trẻ khi chuyển mùa

Dinh dưỡng cho trẻ khi chuyển mùa

User Rating: / 1
PoorBest 
Đã sang Thu, thời tiết đã se lạnh. Đây là thời gian chuyển mùa, trẻ em do sức đề kháng kém nên thường hay bị bệnh. Các bệnh thường gặp ở trẻ như tiêu chảy, viêm mũi họng, dị ứng, sốt phát ban…. Điều này sẽ làm cho trẻ biếng, sụt cân. Vì thế, cha mẹ thường lo lắng, làm thế  nào cho bé khỏe, không bị ốm và quan trọng là vẫn tăng cân đều đặn trong những tháng chuyển mùa.

dinh dưỡng cho trẻ khi chuyển mùa 


1. Cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng bé sẽ khỏe mạnh, tăng cân.

Cơ thể con người như một cỗ máy, cần có nhiên liệu. Nhiên liệu là thức ăn dưới dạng lipid, glucid, protein. Nhu cầu năng lượng cho trẻ em gồm năng lượng cho chuyển hóa, tiêu hóa thức ăn và tăng trưởng, cao hơn so với người lớn.
Theo khuyến cáo của Hội Nhi khoa Việt Nam, nhu cầu năng lượng (kcalo/ngày) của trẻ được tính như sau:

Tuổi
Bé trai
Bé gái
< 6 tháng
555
555
7-12 tháng
710
710
1-3 tuổi
1180
1180
4-6 tuổi
1470
1470
7-9 tuổi
1825
1825
10-12 tuổi
2110
2010
Cơ thể trẻ đang lớn và phát triển, vì vậy, sự tăng cân đều đặn hằng tháng là thước đo để biết bữa ăn có cung cấp đủ năng lượng, đáp nhu cầu “lớn” của trẻ hay không.
Năng lượng cần được cung cấp đủ qua bữa ăn của trẻ gồm chất bột, chất đạm, chất béo.

Chất bột cung cấp 50-60 % nhu cầu năng lượng. Chất bột (gạo, ngô…) có thể chế biến thành bột, cháo, cơm… phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.

Chất đạm rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nếu thiếu đạm, trẻ sẽ còi cọc, chậm lớn. Thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt, trứng sữa, cá, tôm… là nguồn cung cấp chất đạm tốt nhất, vì chúng có giá trị sinh học cao, chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Nhu cầu chất đạm chiếm 12-14% nhu cầu năng lượng một ngày của trẻ.
Chất béo (Lipid) vừa cung cấp năng lượng cao, làm tăng cảm giác ăn ngon miệng lại giúp hấp thu tốt các loại vitamin (A, D, K, E), rất cần thiết đối với trẻ em. Trong bữa ăn của trẻ nên có cả mỡ và dầu. Bởi trong mỡ gia cầm (mỡ gà) chứa nhiều loại axit béo chưa no cần thiết như axit linoleic (cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ nhất là não bộ).
Mỗi bữa, trẻ cần 5-10ml dầu hoặc mỡ (khoảng 20-40g/ngày). Trẻ càng nhỏ, nhu cầu về chất béo so với % năng lượng càng cao.
Năng lượng của trẻ tiêu hao nhiều ở một số trẻ tăng chuyển hóa cơ bản, ở những trẻ quá hiếu động, hoặc trong mùa hè, trẻ vận động, ra nhiều mồ hôi, mất nước, hoặc trẻ bị sốt. Lúc này, trẻ cần ăn thêm bữa, nhất là tăng thêm các bữa phụ, cho ăn những thức ăn dễ tiêu như cháo, súp, bún, phở và uống thêm sữa.

2. Chế độ ăn đủ vitamin, chất khoáng giúp trẻ tăng sức đề kháng, phòng bệnh

Vitamin và chất khoáng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, nhất là đối với trẻ. chế độ ăn thiếu sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, khả năng miễn dịch và phát triển của trẻ. Vì vậy, để tăng sức đề kháng, giúp trẻ phòng bệnh tốt thì chế độ ăn ngoài chất đạm, chất béo thì rau xanh, hoa quả chín là những thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất. Trong các vi chất dinh dưỡng có liên quan mật thiết tới sức đề kháng đó là vitamin A, vitamin C.

3. Nước cũng rất cần cho sức khỏe của trẻ
Trẻ nhỏ do vận động, chạy nhảy nhiều thường mất nước do ra nhiều mồ hôi. Vì thế, ngoài bữa ăn, cha mẹ cần chú ý bổ sung nước cho trẻ thường xuyên, tránh để trẻ bị mệt mỏi do mất nước.
Nhu cầu nước của trẻ trong mùa hè được tính như sau:

- < 1 tuổi: 150ml/kg/ngày.
- 1- 5tuổi: 100ml/kg/ngày.
- 6-10 tuổi: 70ml/kg/ngày.

Sốt và các loại bệnh khác cũng làm tăng nhu cầu nước của trẻ. Khi thân nhiệt tăng trên 370C, nhu cầu nước tăng thêm khoảng 10%. Khi thở nhanh, ra nhiều mồ hôi, nhu cầu nước tăng 25-50%ml/100 kcalo. Ngoài lượng nước được cung cấp qua bữa ăn, sữa, nước hoa quả thì cho trẻ uống nước đun sôi để nguội là cách bổ sung  nước tốt nhất.